KẾ HOẠCH PHƯƠNG HƯỚNG, CHIẾN LƯỢC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN TRƯỜNG MẦM NON BA VÌ GIAI ĐOẠN 2019 – 2024. ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2029

Lượt xem:

Đọc bài viết

 

    PHÒNG GD&ĐT BA TƠ

TRƯỜNG MẦM NON BA VÌ

Số:47a/KH-MNBV

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

       Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

                              Ba Vì, ngày 15 tháng 04  năm 2019

 

KẾ HOẠCH PHƯƠNG HƯỚNG,

 CHIẾN LƯỢC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN TRƯỜNG MẦM NON BA VÌ

GIAI ĐOẠN 2019 – 2024. ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2029

 

1.Những căn cứ xây dựng kế hoạch:

– Căn cứ quyết định số : 04/VBHN-BGDĐT ngày 24/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành điều lệ trường Mầm non;

– Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã Ba Vì nhiệm kì 2015-2020.

– Quyết định số 74/QĐ-GDĐT ngày 07/01/2016 của Phòng Giáo dục và Đào tạo Ba Tơ. Quyết định thành lập Hội đồng trường Mầm Non Ba Vì nhiệm kì 2016 – 2019.

  1. Thực trạng:

2.1. Khái quát tình hình xã Ba Vì:

Ba Vì là xã miềm núi thuộc huyện Ba Tơ, nằm cách thị trấn Ba Tơ 20 km về phía tây. Xã có diện tích đất tự nhiên 4225,1ha Toàn xã có 1218 hộ dân tộc Hre chiếm 75%.

Những năm gần đây, nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự phấn đấu vươn lên của cán bộ và nhân dân địa phương nên kinh tế – xã hội của xã có nhiều phát triển, đời sống nhân dân được nâng cao hơn trước. Nhiều hộ dân đã vươn lên làm giàu từ việc trồng trọt và chăn nuôi. Tuy vậy, năm 2018 tỉ lệ hộ nghèo của xã 289/1218 hộ chiếm tỉ lệ 23,71%.

Hệ thống đường giao thông bê tông của xã được đầu tư theo chương trình 135a của Chính phủ nhưng hiện nay còn một số thôn đường đi còn có suối khó khăn trong việc đi lại như thôn Mang Đen (Suối Nước Đen) thôn Gò Năng (Tổ Gò Găng)  Địa hình xã bị chia cắt bởi nhiều sông suối nên vào mùa mưa việc đi lại chưa thuận lợi.

2.2 Đặc điểm, tình hình nhà trường:

2.2.1 Thuận lợi, khó khăn:

*Thuận lợi:

Trường Mầm Non Ba Vì được thành lập năm 2005. Trường được xây dựng tại thôn Giá Vực Xã Ba Vì

Trải qua 14 năm thành lập, nhà trường luôn phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, từng bước phát triển đi lên và ngày càng trưởng thành. Trong 5 năm qua, trường luôn cố gắng xây dựng ngôi trường xanh, sạch,đẹp…

Có được thành quả trên là do:

+ Nhà trường được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo; sự đồng thuận của tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên; sự tín nhiệm của phụ huynh, học sinh.

+ Công tác tổ chức quản lý của BGH sâu sát.

+ Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhiệt tình, có trách nhiệm, yêu nghề, gắn bó với nhà trường mong muốn nhà trường phát triển, đa số có trình độ chuyên môn trên chuẩn, có năng lực chuyên môn đáp ứng yêu cầu đổi mới của giáo dục.

+ Cơ sở vật chất của nhà trường cơ bản đầy đủ đáp ứng nhu cầu dạy và học.

* Khó khăn:

– Một số con em người đồng bào dân tộc thiểu số kinh tế gia đình còn rất nhiều  khó khăn nên việc quan tâm đến việc học tập của các cháu còn hạn chế.

+ Một số giáo viên còn hạn chế về công nghệ thông tin.

Xây dựng kế hoạch phát triển nhà trường giai đoạn 2019 – 2024, nhằm xác định rõ định hướng mục tiêu chiến lược, các giải pháp chủ yếu để phát triển nhà trường trong thời gian tới, đây là cơ sở quan trọng cho các quyết sách của nhà trường trong 5 năm tới nhằm thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đồng thời xây dựng cơ sở vật chất đáp ứng các nhu cầu học tập, phát triển, vui chơi ngày càng cao của học sinh. Phấn đấu xây dựng nhà trường trở thành địa chỉ giáo dục  chất lượng, tạo niềm tin trong phụ huynh học sinh, địa phương và xã hội.

2.2.2. Đội ngũ:

Nhà trường có 24 cán bộ, giáo viên, nhân viên, trong đó BGH: 01, Nhân viên: 06 (01 văn thư, 01 kế toán,cấp dưỡng 03, bảo vệ 01), Giáo viên: 17 (15 GV biên chế, 01 GV hợp đồng, 01 hợp đồng thai sản ).

Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: 100% đạt chuẩn trở lên, trong đó có 10/16 giáo viên đạt trình độ trên chuẩn.

2.2.3. Học Sinh:

Năm học 2018-2019, nhà trường có 10 lớp với 299 học sinh. Số học sinh các  lớp như sau:

Lớp Tổng số Nữ Dân tộc Nữ dân tộc Ghi chú
Nhà Trẻ 25 8 4 1
MG Bé 33 16 9 4
MG Nhỡ A 23 10 10 6
MG Nhỡ B 24 8 12 4
MG Lớn A 37 19 17 7
MG Lớn B 37 17 17 10
MG Nhỡ Gò Năng 23 12 22 11
MG Nước Xuyên 32 18 31 18
MG Nước Ui 34 17 33 16
MG Mang Đen 31 18 31 18
Tổng cộng 299 143 186 95

 

2.2.4 Cơ sở vật chất:

– Tổng diện tích đất 3.556,4m2,

– Trường có 10 phòng  học. Trong đó có 10 phòng học kiên cố, Có sân chơi thoáng mát và được lót gạch với diện tích khoảng 650 m2.

– Khối phục vụ học tập: 01 phòng nghệ thuật.

– Khu hiệu bộ có 02 phòng BGH, 01 phòng hành chính, 01 phòng y tế, 01 phòng họp, 01 bếp ăn, 01 nhà bảo vệ

– Có 4 máy vi tính bàn, 1 máy xách tay đều kết nối internet, 01 dàn âm thanh

Nhìn chung, cơ sở vật chất của nhà trường bước đầu tạm ổn đã đáp ứng các nhu cầu dạy và học cần thiết.

  1. ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ TRƯỜNG:

3.1 Phương châm giáo dục:

“Thân thiện – An toàn – Chất lượng – Đổi mới”

3.2.Giá trị của nhà trường:

“Tập thể đoàn kết, trách nhiệm, trung thực, hợp tác, chia sẻ ,giúp đỡ, chủ động- sáng tạo”

– Tinh thần đoàn kết: Xây dựng tập thể đoàn kết, thống nhất, có khả năng tương tác, hỗ trợ cùng hướng đến mục tiêu chung.

– Tinh thần trách nhiệm: Nêu cao vai trò, tinh thần trách nhiệm, ra sức thi đua, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ dạy và học.

– Tính trung thực: Đề cao giá trị lòng tự trọng, tính trung thực và ý thức cộng đồng của học sinh, trên nền tảng phẩm chất, tư cách, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên.

– Sự hợp tác,chia sẻ: Đề cao quan hệ mật thiết giữa nhà trường và phụ huynh trong công tác chăm sóc, giáo dục học sinh,biết chia sẻ công việc với nhau,nuôi dưỡng những tâm hồn biết yêu thương, quan tâm, chia sẻ và giàu lòng nhân ái.

– Chủ động- Sáng tạo: Nêu cao tinh thần tự giác, chủ động trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao; Phát huy tinh thần sáng tạo, đổi mới trong tổ chức, quản lý và các hoạt động dạy học.

  1. MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU:

4.1. Mục tiêu tổng quát:

4.1.1 Mục tiêu ngắn hạn:

– Xác định thời gian trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 vào năm 2025.

–  Trường đạt kiểm định chất lượng trường mầm non mức độ 1.

– Đề nghị cấp trên luân chuyển đội ngũ, tránh tập trung phe phái làm mất đoàn kết kéo dài như trong thời gian qua.

– Xin bổ sung thêm 02 phó hiệu trưởng

– Xin mở trộng diện tích đất ( mở rộng sân chơi) ở điểm trung tâm.

– Xin đầu tư những hạng mục cần thiết, đáp ứng nhu cầu chuẩn mới.

4.1.2 Mục tiêu trung hạn:

Xin đầu tư xây dựng các hạng mục CSVC, cung cấp thêm thiết bị tối thiểu, thiết bị ngoài trời cho đủ theo quy định theo kế hoạch và có tu sửa hàng năm: cụ thể

– Năm 2021:

+ Tu sửa khu nhà hiệu bộ và các phòng học, nhà bếp ở điểm trung tâm

– Năm 2022:

+ Xây 04 phòng học: (nhà trẻ: 01; bé: 1; Nhỡ: 1; lớn: 1)

+ Xây 01 nhà kho

+ Xin 01 bộ thiết bị nhà trẻ.

+ Xin 01 bộ thiết bị lớp 3-4 tuổi.

+ Xin 01 bộ thiết bị lớp 4-5 tuổi.

+ Xin thêm 04 GV

Như vậy: Năm 2022 sẽ có 10 lớp/ 20 GV (02 nhà trẻ; 02 lớp bé; 03 lớp nhỡ; 03 lớp lớn; với 20 GV. ( Trẻ 3-4; 4-5 tuổi ở các lớp thôn được huy động về học ở trung tâm. Trường sẽ không còn lớp ghép)

– Năm 2023:

+ Xây dựng 01 nhà đa năng có đầy đủ trang thiết bị( phòng nghệ thuật sửa thành phòng họp); 01 phòng giáo dục thể chất (01 hội trường) ; 01 phòng phó hiệu trưởng; 01 phòng dành cho nhân viên;).

+ Xin 02 bộ thiết bị ngoài trời.

Như vậy, năm 2023 sẽ có 10 lớp/ 20 GV.

  • Năm 2024:

+ Bổ sung thêm 01 phó hiệu trưởng

+ Chuẩn bị các điều kiện cho trường chuẩn quốc gia mức độ 1 vào năm 2025.

4.1.3 Mục tiêu dài hạn:

–  Chuẩn bị các điều kiện để trường Đạt trường Mầm Non mức 1 theo thông tư 19/2018/TT-BGD ĐT ngày 22/8/2018 của Bộ trưởng bộ Giáo dục và Đào tạo vào năm 2025

– Duy trì và nâng cao chất lượng trường chuẩn Quốc gia, khẳng định vị trí của nhà trường trên địa bàn của huyện.

– Duy trì bền vững, nâng cao chất lượng các tiêu chuẩn trường chuẩn quốc gia, đến năm 2029 tiếp tục được công nhận trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2 sau 5 năm.

4.2. Mục tiêu cụ thể – Chỉ tiêu đạt được – Lộ trình thực hiện:

4.2.1. Số lớp, số học sinh:

           * Năm học  2018 – 2019:

               – Tổng số lớp:  10 lớp (01 nhà trẻ, 09 mẫu giáo)  số lượng trẻ : 299 trẻ

– Trẻ 5 tuổi ra lớp 100%

          *. Năm học  2019 – 2020:

               – Tổng số lớp:  10 lớp (01 nhà trẻ, 09 mẫu giáo)  số lượng trẻ : 305 trẻ

– Trẻ 5 tuổi ra lớp 100%

          *. Năm học  2020 – 2021:

               – Tổng số lớp:  10 lớp (01 nhà trẻ, 09 mẫu giáo)  số lượng trẻ : 310 trẻ

– Trẻ 5 tuổi ra lớp 100%

          *. Năm học  2021 – 2022:

               – Tổng số lớp:  10 lớp (01 nhà trẻ, 09 mẫu giáo)  số lượng trẻ : 315 trẻ

– Trẻ 5 tuổi ra lớp 100%

           *. Năm học  2022 – 2023:

               – Tổng số lớp:  10 lớp (01 nhà trẻ, 09 mẫu giáo)  số lượng trẻ : 320 trẻ

– Trẻ 5 tuổi ra lớp 100%

           *. Năm học  2023 – 2024:

               – Tổng số lớp:  11 lớp (02 nhà trẻ, 09 mẫu giáo)  số lượng trẻ : 348 trẻ

– Trẻ 5 tuổi ra lớp 100%

–  Hoàn thiện đạt ở mức độ cao trong xây dựng cơ sở vật chất, đội ngũ CBGV, chất lượng giáo dục; duy trì 100% học sinh học 2 buổi/ngày.

4.2.2  Xây dựng trường lớp – Đầu tư cơ sở vật chất:

– Tham mưu các cấp và từng bước tăng cường và ổn định cơ sở vật chất trường lớp, quản lý và sử dụng hiệu quả, đảm bảo phục vụ tốt hoạt động giảng dạy và giáo dục tại đơn vị. Có bổ sung và sửa chữa kịp thời phù hợp yêu cầu thực tế.

– Đảm bảo đầy đủ trang thiết bị phục vụ cho hoạt động giảng dạy và giáo dục.

– Bổ sung sửa chữa kịp thời sân vườn các điểm thôn,… nhằm đảm bảo việc chăm sóc sức khỏe học sinh và đáp ứng nhu cầu sử dụng cho CB-GV-CNV và trẻ.

Đầu tư xây dựng các hạng mục CSVC theo kế hoạch

– Năm 2021:

+ Tu sửa khu nhà hiệu bộ và các phòng học, nhà bếp ở điểm trung tâm

– Năm 2022:

+ Xây 04 phòng học: (nhà trẻ: 01; bé: 1; Nhỡ: 1; lớn: 1)

+ Xây 01 nhà kho

+ Xin 01 bộ thiết bị nhà trẻ.

+ Xin 01 bộ thiết bị lớp 3-4 tuổi.

+ Xin 01 bộ thiết bị lớp 4-5 tuổi.

– Năm 2023:

+ Xây dựng 01 nhà đa năng có đầy đủ trang thiết bị( phòng nghệ thuật sửa thành phòng họp); 01 phòng giáo dục thể chất (01 hội trường); 01 phòng phó hiệu trưởng; 01 phòng dành cho nhân viên;).

+ Xin 02 bộ thiết bị ngoài trời.

  • Năm 2024:

+ Bổ sung thêm 01 phó hiệu trưởng

+ Chuẩn bị các điều kiện cho trường chuẩn quốc gia mức độ 1 vào năm 2025.

4.2.3. Nâng cao chất lượng đội ngũ:

– 100 % Cán bộ, giáo viên có trình độ chuyên môn đạt chuẩn và trên chuẩn.

– Trau dồi năng lực nhận thức, đảm bảo chất lượng về chuyên môn, ngoại ngữ, tin học.

– Có bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức lối sống tốt, phù hợp đạo đức nhà giáo.

– Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và giảng dạy.

– Đoàn kết, cùng giúp đỡ nhau trong công công tác.

– Phát huy tính chủ động sáng tạo của đội ngũ giáo viên nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp giáo dục.

* Nhu Cầu CBQL,GV,NV:

Năm học Số lớp Nhu cầu về biên chế
Tổng số Học 2 buổi/ngày Tổng số GV CBQL NV
2018 – 2019 10 10 lớp 20 16 2 2
2019 – 2020 10 10 lớp 20 16 2 2
2020 – 2021 10 10 lớp 20 16  2 2
2021- 2022 10 10 lớp 20 16 2 2
2022 – 2023 10 10 lớp 25 20 3 2
2023 – 2024 10 10 lớp 25 20 3 2

4.2.4. Nâng cao chất lượng học sinh:

– Được học tập và tham gia hoạt động trong môi trường thân thiện và an toàn.

– Biết tìm tòi, khám phá và phát triển nhận thức bản thân.

– Biết hợp tác,chia sẻ giao tiếp với nhau trong khi chơi.

– Biết thực hiện các nhiệm vụ khi cô giao

* Kết quả đánh giá hàng năm

* Về kết quả học tập:    

– Danh hiệu khen thưởng lớp đạt: 70 %(30% BNSX,40% BNTT

               * Về chuyên cần:       

–  Trẻ đi học chuyên cần, riêng mẫu giáo 5 tuổi đạt tỷ lệ 95%.

–  Trẻ đi học chuyên cần, riêng mẫu giáo 3-4 tuổi đạt tỷ lệ 85%.

– 100 % trẻ 5 tuổi hoàn thành chương trình Mầm Non

  1. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:
    • Giải pháp chung:

– Nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu, tính phối hợp tốt, kịp thời với các tổ chức đoàn thể dưới sự lãnh đạo của tổ chức Đảng đối với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị chuyên môn tại đơn vị .

– Xây dựng kế hoạch cụ thể trên từng nội dung và mục tiêu đề ra.

– Phổ biến, tuyên truyền, vận động trong CB-GV-CNV về việc thực hiện Kế hoạch số 20/KH-UBND ngày 19/3/2014 về triển khai thực hiện Chương trình hành động số 39-CTr/HU ngày 25/2/2014 về Chương trình hành động của Huyện ủy Ba Tơ về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” trên địa bàn huyện.

5.2.Giải pháp cụ thể:

Giải pháp 1: Tăng cường công tác tham mưu Phòng Giáo dục, Đảng ủy, chính quyền địa phương  để nắm bắt và quan tâm đầu tư cơ sở vật chất và nguồn nhân lực phù hợp để nhà trường thực hiện tốt kế hoạch phát triển nhà trường.

Giải pháp 2:  Đổi mới dạy học: Không ngừng bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn cho giáo viên. Thực hiện tốt việc hỗ trợ về chuyên môn cho các giáo viên mới ra trường. Thường xuyên tổ chức bồi dưỡng các chuyên đề phù hợp chương trình cấp học.

Giải pháp 3:  Phát triển đội ngũ: Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đủ về số lượng; có phẩm chất chính trị; có năng lực chuyên môn khá trở lên; có trình độ Tin học, ngoại ngữ cơ bản, có phong cách sư phạm mẫu mực. Đoàn kết, tâm huyết, gắn bó với nhà trường, hợp tác, giúp nhau cùng tiến bộ. Hằng năm đánh giá kết quả hoạt động của cán bộ giáo viên thông qua các tiêu chí về hiệu quả đối với sự phát triển của nhà trường. Trên cơ sở đó khen thưởng xứng đáng đối với những cán bộ, giáo viên, nhân viên có thành tích xuất sắc. Tạo môi trường làm việc năng động- sáng tạo, thi đua lành mạnh, đề cao tinh thần hợp tác và chia sẻ của cán bộ  giáo viên, nhân viên.

Giải pháp 4: Cơ sở vật chất, thiết bị, công nghệ: Tăng cường cải tạo, bổ sung để hoàn thiện cơ sở vật chất, thiết bị, công nghệ theo hướng hiện đại hóa. Không ngừng bổ sung cơ sở vật chất tốt nhất phục vụ cho việc giảng dạy và học tập.   Giải pháp 5: Nguồn lực tài chính: Sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí được giao. Huy động mọi nguồn lực tài chính hợp pháp để phát triển giáo dục.

Giải pháp 6: Quan hệ với cộng đồng: Thiết lập và tăng cường các mối quan hệ cần thiết với cộng đồng nhằm tìm kiếm sự hậu thuẫn và khai thác các tiềm năng hỗ trợ thiết thực cho hoạt động nhà trường hướng tới mục tiêu.

Giải pháp 7: Lãnh đạo và quản lý: Không ngừng cải tiến phương pháp lãnh đạo và quản lý thông qua các thiết bị và công cụ hiện đại, nhất là tăng cường việc ứng dụng công nghệ thông tin trong lãnh đạo và quản lý.

  1. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

6.1. Đối với Hiệu trưởng:

– Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch chiến lược; Thành lập Ban chỉ đạo triển khai và kiểm tra, đánh giá việc thực hiện định kỳ hàng năm theo lộ trình; quản lý và xây dựng, phát huy các nguồn lực thực hiện kế hoạch.

6.2. Đối với Phó Hiệu trưởng:

– Theo nhiệm vụ được phân công, giúp Hiệu trưởng tổ chức triển khai và chịu trách nhiệm từng phần việc cụ thể; phân công nhiệm vụ và kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục của giáo viên;

– Đề xuất các giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục; khắc phục những yếu kém về chất lượng giáo dục .

6.3. Đối với Tổ trưởng chuyên môn, tổ trưởng Văn phòng:

– Tổ chức thực hiện có hiệu quả kế hoạch của tổ từng năm học bám sát kế hoạch nhà trường năm học và Kế hoạch chiến lược phát triển; kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch của các thành viên trong tổ. Dự báo khả năng và đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch chiến lược phát triển.

– Triển khai thực hiện nội dung bồi dưỡng thường xuyên hàng năm, nâng cao năng lực giảng dạy và giáo dục học sinh.

6.4. Đối với cá nhân cán bộ, giáo viên, nhân viên:

– Căn cứ kế hoạch chiến lược phát triển, kế hoạch năm học của nhà trường để xây dựng kế hoạch công tác cá nhân theo từng năm học.

– Tích cực học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ đào tạo và năng lực giảng dạy, giáo dục, năng lực công tác, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, góp phần xây dựng, phát triển nhà trường.

6.5. Các Tổ chức Đoàn thể trong trường:

– Hàng năm xây dựng chương trình hành động thực hiện nhiệm vụ của đoàn thể từng năm học, thực hiện kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường.

– Tuyên truyền, vận động mọi thành viên của đoàn thể mình thực hiện đạt mục tiêu và thực hiện tốt các nội dung và giải pháp trong kế hoạch chiến lược; góp ý với nhà trường điều chỉnh, bổ sung những giải pháp phù hợp để thực hiện tốt kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường.

6.6. Ban đại diện cha mẹ học sinh:

– Tham gia góp ý việc triển khai thực hiện Kế hoạch; cộng tác với nhà trường trong các hoạt động giáo dục, xây dựng, tăng cường cơ sở vật chất và vận động xã hội hóa giáo dục; cùng với nhà trường tuyên truyền vận động các bậc cha mẹ học sinh và nhân dân tạo sự đồng thuận và ủng hộ việc thực hiện mục tiêu kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường.

– Quan tâm chăm sóc và tạo điều kiện tốt để con em học tập, được rèn luyện ở trường học và có điều kiện vươn lên trong cuộc sống.

 

Trên đây là kế hoạch phát triển nhà trường giai đoạn 2019 – 2024. Định hướng đến năm 2029 của trường Mầm Non Ba Vì

 

Nơi nhận:                                                                        

                                                                    HIỆU TRƯỞNG

            – UBND xã Ba Vì;

– Phòng GD&ĐT Ba Tơ;

– BĐD cha mẹ HS trường;                                                                Hồ Thị Thanh

– HT,PHT, tổ CM, các đoàn thể;

– Lưu VT.                                                                                  

 

 

 

                                                       DUYỆT CỦA LÃNH ĐẠO PHÒNG GD&ĐT BA TƠ